Skip to content
Main Banner
LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM (nghỉ bù) (09/12) - Tiết học cuối của học kì I (10/12) - Ôn thi học kì I (16/12) - ĐẠI LỄ CHÚA GIÁNG SINH (25/12) - Thi học kì I (27/12) - LỄ MẸ THIÊN CHÚA (01/01)

William Ockham: Thân thế và Sự nghiệp

BTT HOCVIEN OFMVN
2024-05-06 06:33 UTC+7 104

WILLIAM OCKHAM [6]

(1288-1347)

========================

+  THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

+ TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

+ TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

+ ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

==========================


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Ockham xuất thân từ một hoàn cảnh khiêm tốn và chúng ta hầu như không biết gì về thời gian và nơi chốn ông đã được sinh ra mà phải ước lượng dựa trên các biến cố sau này trong cuộc đời ộng, Có thể chia cuộc đời Ockham ra thành 3 giai đoạn sau đây.

 

England (c. 1287-1324): Ockham có lẽ được sinh ra vào cuối năm 1287 hoặc đầu năm 1288 tại Oak Hamlet (Ock-ham), một làng nhỏ phía nam London. Ông học tiếng Latin và đến năm 17 hoặc 18 được nhận vào tu dòng Phanxicô. Tại Tu Viện “Greyfriar, LonDon” Ockham học chương trình căn bản tương đương với cấp 3 và cao đẳng, và cho đến năm 23 tuổi bước vào thần học. Học Viện “Greyfriars” là một cơ sở giáo dục nổi tiếng của nhà dòng, chỉ đứng sau Đại Học Paris và Oxford. Trong những năm 1318-19, Ockham đã theo học tại Oxford University, nghiên cứu “The Sentences” của Peter Lombard, một cẩm nang thần học cho mọi sinh viên thời đó. Tài năng tri thức của Ockham nổi bật với danh hiệu “Venerabilis Inceptor” (người khởi đầu đáng kính) tại Oxford. Sau khi hoàn tất chương trình Thạc Sĩ năm 1321và bắt đầu giảng thuyết nhưng vẫn chưa dành được ghế giáo sư tại Oxford, Ockham trở về Học Viện Greyfriars và bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình. Tại đây, ông bắt tay và công việc nghiên cứu, giảng thuyết, và tranh luận với các học giả Phan sinh như Walter Chatton, Adam Wodeham. Ockham đã sáng tác nhiều tác phẩm về triết học và thần học trong giai đoạn này.

 

 

Năm 1323 Ockham bị triệu tập về Tu Nghị Hội Dòng tại Bristol để trả lời cho một số nghi vấn về quan điểm thần học của ông. Cùng lúc đó, có người tố cáo với Giáo Hoàng tại Avignon là tư tưởng thần học của Ockham bị lạc giáo. Một Uỷ Ban Tín lý được thiết lập để điều tra, và năm 1324 Ockham dời về Avignon để điều trần cho quan điểm của ôgng tín. Từ đó Ockham không trở lại London nữa.

 

Avignon (1324–28). Tại Tu Viện Phanxico ở Avignon, tự do đi lại và tiếp tục công việc nghiên cứu và viết lách. Ông đã hoàn tất công trình thần học quan trọng “Quodlibets” trong thời gian này. Tuy Uỷ Ban điều tra không thấy có gì sai phạm về quan điểm thần học của Ockham nhưng bình an chưa vội đến với ông. Chuyện xảy ra là năm 1327 Michael ở Cesena, Tổng Phục Vụ Dòng Phanxico, bị gọi về Avignon để chất vấn về “lời khấn khó nghèo” Của Dòng Phanxico. Các khất sĩ Dòng Phanxico cho rằng việc thực tập khó nghèo như khất thực, sống nhờ vào lòng thương xót và rộng lượng của tha nhân, không sở hửu tài sản riêng chính là một cách sống trung thực theo chân của Chúa Giêsu và các môn đệ. Nhưng Giáo Hoàng John XXII chống lại quan điểm này, vì cho rằng như thế là một hình thức phản đối lối sống xa hoa và quyền thế của toà thánh.

 

Khi tranh chấp giữa John XXII và TPV Michael trở nên trầm trọng hơn thì Michael đã nhờ Ockham nghiên cứu vấn đề “lời khấn khó nghèo” qua các tông thư của những giáo hoàng trước đó và cả sáng tác của John XXII về vấn đề này. Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Ockham đi đến kết luận cách ngạc nhiên là quan điểm của John XXII không chỉ sai lầm mà còn lạc giáo nữa. Đây không chỉ là một sai lầm về phán đoán mà còn sai lầm vì cố chấp vì John XXII vẫn khăn khăn không chịu thay đổi sau khi bị chỉ ra sự sai lầm của mình. Ockham kết luận rằng Giáo Hoàng không chỉ giáo huấn các tín điều sai lầm mà chính ngài là một kẻ lạc giáo trầm trọng, không xứng đáng làm người kế vị Thánh Phêrô. Nói cách khác, John XXII chỉ là một mạo-Giáo Hoàng. Rõ ràng là cuộc sống của Ockham ở Avignon từ đây sẽ không còn thoải mái nữa.

 

Munich (1328/29–47). Trong bóng tối của màn đêm ngày 26 tháng 5, 1328, Michael, Ockham và đoàn tuỳ tùng Phansinh đã âm thầm trốn ra khỏi Avignon. Từ bỏ mọi sự sau lưng, họ đến Pisa, Italy, núp dưới sự bảo kê của Hoàng Đế Roma là Ludwig, người cũng đang có những tranh chấp chính trị với John XXII. Tháng 6, 1328 Ockham bị dứt phép thông công vì đã rời bỏ Avignon không có phép của Giáo Hoàng. Khi Hoàng Đế Ludwig trở về Munich năm 1329, các anh em Phan sinh cũng tháp tùng theo. Tại Munich, Ockham tiếp tục giữ vững quan điểm sáng tác nhiều về chính trị học và giáo hội học của mình, mãi đến khi John XXII chết (1334) và cả triều đại Benedict XII (1334-42). Ở giai đoạn này Ockham cũng đã tìm thời giờ viết thêm hai cuốn sách về logic, một chủ đề mà đã đeo đuổi suốt cuộc đời ông. Ockham mất vào ngày 9 tháng 4, 1347, khoảng 60 tuổi trong tu viện ở Munich, Bavaria (nay là nước Đức).

 

WILLIAM OCKHAM là nhà thần học và triết gia đi tiên phong phản bác những lập trường siêu hình và tri thức luận của Duy thực trung cổ, để thay thế vào đó lập trường duy danh (nominalism). Ông còn được coi là cha đẻ của tri thức luận hiện đại và triết học hiện đại nói chung. Theo ông, chỉ có những cá thể hiện hữu thay vì những phổ biến niệm (universal), những yếu tính (essence), hay những hình thái siêu cá thể, và rằng, những phổ biến niệm là những sản phẩm của sự trừu tượng hóa từ các cá thể bởi trí tuệ con người và không hề hiện hữu ngoài tinh thần. Ockham cũng được coi là một trong những nhà logic vĩ đại nhất mọi thời đại.

 

William Ockham được biết nhiều nhất về cái gọi là “Dao cạo Ockham” (Ockham’s razor). Nguyên tắc phương pháp luận này cho rằng khi thiết lập một luận đề ta nên tránh giả định nhiều yếu tố hơn là thật sự cần thiết. Ockham dùng nguyên tắc này để đơn giản hóa các phạm trù căn bản của Aristotle trong siêu hình học. Ockham chấp nhận chỉ 3 phạm trù: bản thể, phẩm tính, và tương quan. Phạm trù “tương quan” thì chỉ cần thiết cho thần học khi phải quảng diễn về Thiên Chúa Ba Ngôi, Nhập thể và Bí tích Thánh Thể. Nếu không có Ba Ngôi, Ockham lý luận, thì ta không có lý do gì để giả định phải có phạm trù thứ ba này. Học thuyết duy danh từ chối sự tồn tại của “thực thể phổ quát.” Đây không phải là hậu quả của thuyết “Dao cạo”, nhưng vì thuyết “ý niệm phổ quát” thì ngay từ bản chất của nó là không hợp lý.

 

Fr. Joseph Tân Nguyễn, OFMTriết Học Phan Sinh, HV Phanxicô 2021

"Quicumque audet docere, numquam desistat discere"

Bài 1: THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Bài 2: TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

Bài 3: TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

Bài 4: ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

 

------

6 Xem “William Ockham”, by Paul Vincent Spade. Article published in Stanford Encyclopedia of Philosophy, Aug. 16, 2002. (Nguyễn Đoàn Tân, ofm chuyển dịch)


Chia sẻ