Skip to content
Main Banner
LỄ CÁC THÁNH NAM-NỮ (01/11) - Triết III bắt đầu nộp đề tài, dàn bài tiểu luận. (04/11) - HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (16/11) - HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ THẦN (23/11) - LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM (nghỉ bù) (09/12) - Tiết học cuối của học kì I (10/12) - Ôn thi học kì I (16/12)

William Ockham: Tri thức về Thiên Chúa

BTT HOCVIEN OFMVN
2024-05-06 06:36 UTC+7 99

WILLIAM OCKHAM

(1288-1347)

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

==========================

 

TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

 

Một trong những hậu quả của sự việc Ockham khám phá ra thiếu sót trong lý luận của các triết gia đi trước là mối hoài nghi của ông ta về việc dùng triết học để biện minh cho tri thức tự nhiên của con về Thiên Chúa. Ông ta khẳng định rằng ta không thể chỉ dựa trên nền tảng lý trí để kết luận rằng phải có nguyên nhân đệ nhất. Lý trí tự nhiên không thể loại bỏ khả năng là một chuỗi vô hạn mà trong đó mỗi hiện hữu có thể được giải thích hoàn toàn bằng nguyên nhân trước nó, vả cứ tiếp tục như thế. Hơn nữa, không thể chứng minh rằng phải có một hữu thể mà không gì vĩ đại hơn mà ta có thể tưởng tượng được. Các “chứng cớ” như vậy phải dựa trên mặc khải siêu nhiên và là đối tượng của đức tin. Do đó, một chủ thuyết dựa trên triết học có thể sẽ đối lập với các đòi hỏi của chân lý của đức tin Kitô giáo. Trong trường hợp như thế, sẽ không có một “không gian trung lập” vốn có thể giải quyết mâu thuẫn giữa đức tin và lý trí. Nỗ lực tìm sự dung hòa giữa đức tin và lý trí sẽ không luôn hoàn hảo như các triết gia Kinh Viện muốn có.

 

Cho dù so với các vị tiền bối thì Ockham có vẽ ít hào hứng về khả năng đạt đến tri thức về Thiên Chúa bằng chỉ lý trí, tuy nhiên cũng không nên phóng đại sự khác biệt giữa Ockham và Tôma hay Scotus. Cả ba triết gia đều nằm trong truyền thống tư tưởng Kitô giáo vốn chống lại chủ thuyết duy tín (loại trừ lý trí) và duy lý (loại trừ đức tin). Cả ba chấp nhận tính hợp lý và áp dụng của nền triết học Hy lạp để xây dựng nền tảng suy tư cho thần học Kitô. Cả ba công nhận là giới hạn của lý trí con người do sự sa ngã của Ađam, do đó lý trí cần được bổ túc và hổ trợ bởi đức tin.

 

Thần học không phải là một khoa học: Tuy nhiên, Ockham khác với Tôma và Scotus khi không cho rằng thần học là một khoa học. Khoa học theo Aristotle là loại tri thức suy diễn từ các nguyên lý hiển nhiên, còn khẳng định thần học thì dựa trên lý trí và được điều chỉnh bởi đức tin. Cả Tôma và Scotus đều chấp nhận thần học như một bộ môn khoa học trên đây. Họ lý luận rằng cho dù các nguyên lý của mặc khải thì không hiển nhiên đối với chúng ta, nhưng chúng là mặc nhiên đối với Thiên Chúa và các thánh trên trời, do đó chúng có thể được dùng như là nền tảng cho khoa thần học. Ockham phản biện: thật là vô lý khi kết luận rằng ta có tri thức khoa học về một luận đề mà chân lý của nó chỉ hiển nhiên đối với người khác chứ không phải với chính chúng ta.

 

Ockham không chấp nhận thần học Kitô, xây dựng trên nền tảng triết học cổ điển, thì đạt tiêu chuẩn tri thức và mục tiêu mà các triết gia cổ điển đã đưa ra. Cả Scotus lẫn Tôma lý luận rằng một số chân lý Kitô giáo có thể được chứng minh bằng triết học, và số còn lại cho dù không thể minh chứng được bằng triết học thì ít ra là không mâu thuẫn với lý trí con người. Ockham loại bỏ cả hai luận cứ này. Ông hoài nghi về khả năng triết học triết học có thể cung cấp chân lý cho tri thức về Thiên Chúa, và cà tuyên bố rằng mầu nhiệm đức tin thì luôn hài hòa với lý trí.

 

Ockham hoài nghi về khả năng của thần học tự nhiên. Theo luận cứ dựa trên hữu thể luận (Anselmô) thì tối đa thì chúng ta chỉ có thể minh chứng là có một hữu thể mà không hữu thể nào khác hoàn hảo hơn hữu thể đó. Nhưng chúng ta không cách nào bảo đảm được rằng hữu thể đó không là hữu hạn và chỉ có một hữu thể như thế mà thôi. Ockham không có tham vọng sửa chữa sai lầm của luận cứ dựa này.

 

Không có sự hài hòa tất yếu giữa đức tin và lý trí: Ockham cũng rất hoài nghi về khả năng minh chứng rằng tất cả mầu nhiệm về đức tin luôn phù hợp hay hài hỏa với lý trí. Cụ thể là đức tin đòi hỏi nhiều hơn lý trí. Tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ có vấn đề nếu chúng ta loại bỏ phạm trù “tương quan” mà Ockham nghĩ là không cần thiết trong theo triết học. Theo Aristotle, không có phạm trù nào gọi là “tương quan”. Ngược lại, chúng ta sẽ không hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đúng theo nghĩa thần học nếu chúng ta không thêm vào đó thực thể “tương quan” mà cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng chia sẻ.

 

Ockham không đồng tình với Scotus và Tôma vốn cho rằng nếu có sự mâu thuẫn giữa triết học và đức tin, thì có gì sai lầm trong triết thuyết đó vốn có thể làm sáng tỏ bằng phương pháp duy lý. Ngược lại, Ockham bênh vực quan điểm của Aristotle không có thực thể “tương quan,” Chỉ qua lăng kính đức tin thì lý thuyết này được cho là sai. Chúng ta phải chấp nhận chân lý của triết học và tạo nên một ngoại lệ cho thần học chỉ khi có nhu cầu mà thôi. Sẽ không có một điểm trung lập nào để biện hộ cho ngoại lệ này. Kết cuộc, “dao cạo” của Ockham đã gây ra một sự rạn nứt từ bên trong “nền tảng hài hòa” giữa đức tin và lý trí mà các thần học gia từ Augustinô, Anselmô, Abelard, Tôma đến Scotus đã cố gắng bồi đắp. Nói cách khác, “dao cạo” của Ockham đã trở thành cái “chêm”, tách biệt triết học và thần học, mở đường cho một trang sử mới-- triết học cận đại.

 

Fr. Joseph Tân Nguyễn, OFMTriết Học Phan Sinh, HV Phanxicô 2021

Bài 1: THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Bài 2: TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

Bài 3: TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

Bài 4: ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM


Chia sẻ